Phân Biệt Các Loại Gỗ Cẩm Trên Thị Trường Hiện Nay

Bạn đang có nhu cầu mua sắm các các sản phẩm gỗ cẩm, tuy nhiên bạn chưa biết rõ về loại gỗ này có đặc điểm như nào, tính chất gỗ ra sao cũng như có bao nhiêu loại gỗ cẩm. Vậy xin mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu trong video clip này nha

Gỗ cẩm có đặc trưng là vân gỗ rất đẹp, chất gỗ cứng, chắc, bền, tom gỗ nhỏ, thớ gỗ rất mịn. Gỗ cẩm thuộc nhóm 1A, rất quý hiếm và được bảo tồn nghiêm ngặt. Có rất nhiều tên gọi khác nhau nhưng chính xác chỉ có 6 loại gỗ cẩm sau: Cẩm chỉ, cẩm lai, cẩm sừng, cẩm nghệ, cẩm thị, cẩm hồng. Nếu phân biệt theo vị trí địa lý thì có cẩm Việt, cẩm Lào và Cẩm Nam Phi. ( là 3 nơi khai thác gỗ cẩm nhiều nhất )

tim hieu cac loai go cam

Để So sánh giá trị các loại gỗ cẩm:  thì Gỗ cẩm thị được mệnh danh là vua gỗ cẩm, với mức giá cao nhất. Vị trí kế tiếp theo thứ tự giảm dần là: cẩm chỉ, cẩm lai, cẩm sừng, cẩm nghệ và cuối cùng là cẩm Nam Phi có giá trị rẻ nhất. ( cẩm nam phi còn gọi là cẩm hồng thường được sử dụng làm chiếu ngựa rất nhiều do kích thước gỗ rất lớn )

Ưu điểm chung của các loại gỗ cẩm

Vân gỗ cẩm được xếp hàng đầu trong các loại gỗ về mức độ sắc nét và độc đáo. Vân gỗ cẩm không hề thua kém vân gỗ sưa, mun, thậm chí đẹp hơn gỗ trắc. Theo các chuyên gia, giá gỗ cẩm chưa thực sự cao tại vì thị trường Trung Quốc chưa chuộng và biết đến loại gỗ này. Chính vì vậy, anh em đam mê đồ gỗ Việt Nam có cơ hội để sử dụng những sản phẩm gỗ cẩm với giá cả hợp lý. Gỗ cẩm thì có đường vân cực đẹp, gỗ rất cứng, không mối mọt, có thể để hàng trăm năm, càng để lâu gỗ càng bóng, mịn.

Nhược điểm

Tượng tự như gỗ mun, gỗ cẩm rất cứng nên khi nhiệt độ thay đổi gỗ có thể bị nứt nhưng khả năng nứt của cẩm thì thấp hơn mun. Thông thường, những tác phẩm làm từ cẩm mọi người nên phun PU hoặc phun lót để bảo đảm sự ổn định của  gỗ, tránh nứt. Bên cạnh đó thì gỗ cẩm có giá thành tương đối cao so với các loại gỗ tự nhiên khác nên nhiều anh em không đủ khả năng để chơi loại gỗ này.

Các phân biệt các loại gỗ cẩm

  • Gỗ cẩm chỉ

cam chi

Gỗ cẩm chỉ là loại gỗ cẩm được yêu thích nhất hiện tại. Cẩm chỉ có vân gỗ rất nhuyễn, đường vân thường không theo bất kỳ quy luật nào, mỗi khúc gỗ cẩm đều nhìn giống như những bức tranh từ mẹ thiên nhiên ban tặng.

Đặc điểm nhận dạng gỗ cẩm chỉ: Vân gỗ như những sợi chỉ chạy quanh thân gỗ, vân gỗ thiên biến vạn hoá, sắc nét và rất dày đặc.Trong gỗ cẩm chỉ xuất hiện thêm 3 dòng nhỏ được anh em đam mê đồ gỗ săn đón đó chính là: Gỗ cẩm mắt quỷ, gỗ cẩm phèo, cẩm lông chuật

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm 3 loại này trong phần cuối video nhé !

  • gỗ cẩm sừng

cam sung

Cẩm sừng có màu đỏ đen, nhìn gần mới thấy được vân gỗ, chất gỗ cứng, bền như sừng. Vân cẩm sừng rất sắc nét. Cẩm sừng một số nơi còn gọi là cẩm thối nhưng thực tế rất ít khi có khúc cẩm sừng có mùi thối. Bình thường cẩm sừng nếu mới cưa xong có mùi thơm đặc trưng của gỗ, để lâu sẽ không còn mùi. Nhìn gỗ cẩm sừng rất dễ nhầm với 2 loại gỗ đó chính là gỗ muồng đen và gỗ mun sừng.

Gỗ cẩm sừng thường bị làm giả bởi gỗ muồng đen (gỗ chiu liu). Sự khác biệt cơ bản của gỗ cẩm sừng và gỗ muồng là ở độ cứng và vân gỗ. Gỗ muồng có màu sáng hơn, đường vân gỗ không sắc nét, gỗ rất dễ bị móp, chất gỗ mềm hơn. Giá thành gỗ muồng rẻ hơn rất nhiều so với gỗ cẩm sừng. Chính vì vậy, gỗ cẩm sừng thường bị làm giả bởi gỗ muồng.

Có một loại gỗ khác cũng tương đối giống gỗ cẩm sừng đó là gỗ mun sừng

Gỗ mun sừng và cẩm sừng đều có màu đen nên đôi khi anh em chơi đồ gỗ vẫn nhầm lẫn giữa 2 loại này. Điểm khác nhau chính là: Gỗ mun sừng có màu đen tuyền hoặc xanh đen, không có vân hoặc có rất ít vân, để lâu sẽ không thấy vân gỗ. Giá gỗ mun sừng cao hơn gỗ cẩm sừng. Gỗ cẩm sừng  thì có mầu nâu đen, vân gỗ khá nhiều, vân gỗ không mất đi như gỗ mun sừng.

  • Cẩm lai

cam lai

Gỗ màu đỏ, vân gỗ đẹp, nhạt màu hơn so với cẩm chỉ. Đặc biệt, gỗ cẩm lai có rác màu trắng tươi, không mối mọt. Chính vì vậy, khi chế tác sản phẩm gỗ cẩm lai thường để lại phần rác để các tác phẩm thêm cuốn hút và đặc sắc.

  • Cẩm nghệ

go cam nghe

Gỗ cẩm nghệ có màu vàng, vân gỗ cầm nghệ thường kém hơn so với các loại cẩm khác nhưng chất gỗ, độ cứng, độ bền thì không hề thua kém. Điểm nổi bật của cẩm nghệ là gỗ sáng màu, dễ gây được sự chú ý của mọi người hơn so với các loại gỗ cẩm khác.

  • Cẩm thị

cam thi

Cẩm thị là loại gỗ cẩm có giá trị cao hơn một chút so với cẩm mắt quỷ, cẩm lông chuột. Gỗ cẩm thị có vân màu đen xen lẫn với thịt gỗ màu trắng ngà, vân và thịt thì phân biệt khá rõ ràng và sắc nét. Nhìn cẩm thị đôi khi người ta lầm tưởng là mun hoa (mun sọc). Nhưng điểm khác biệt cơ bản giữa cẩm thị và mun hoa chính là ở màu vân và thịt.

Màu vân của mun hoa là xanh đen, màu vân của cẩm thị là đen tuyền.

Đường vân của mun hoa thường là những đường kéo dài. Đường vân của cẩm thị đôi lúc kéo dài, đôi lúc chấm điểm nhìn giống như lông báo nên còn được gọi là gỗ cẩm da báo. Đây cũng chính là điểm nổi bật khiến cho giá gỗ cẩm thị cao hơn so với giá mun sọc.

Mun hoa phần màu đen của vân gỗ mun thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với cẩm thị.

Khách hàng miền nam ưa thích cẩm thị hơn, còn miền bắc thường thích mun hoa

Gỗ cẩm thị cực kỳ quý hiếm do tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây rất chậm, mỗi năm chỉ ra một tán, hàng chục năm mới bắt đầu khai thác được.

  • Gỗ cẩm thối

cam thoi

Gỗ cẩm thối gần giống gỗ cẩm sừng nhưng gỗ sáng màu hơn, ít vân đen hơn. Sở dĩ người ta gọi là gỗ cẩm thối bởi vì khi mới cắt gỗ có mùi thối như mùi phân lợn. Gỗ này có nhiều tại vùng Gia Lai, Đắc Lắc

Gỗ cẩm thối rất giống gỗ cẩm sừng. Chất gỗ cẩm thối mềm hơn, nhẹ hơn, hay bị luỗng thân, thành phẩm đôi khi gỗ bị móp. Cẩm thối ít được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ do gỗ có mùi thối nên không có tác dụng phong thủy. Gỗ cẩm thối chất lượng không bằng các loại cẩm khác nhưng gỗ có thớ mịn, vân đẹp, cứng chắc, nằm trong nhóm 1. Cẩm thối thường được dùng làm bàn ghế, nội thất. Khi đã khô và PU rồi gỗ không còn mùi thối nữa. Cách nhận biết gỗ cẩm thối rất đơn giản: Tưới nước ấm lên gỗ để tầm 3 phút sau sẽ có mùi phân heo.

  • Cẩm nam phi

cam nam phi

Cẩm nam phi hay còn được gọi là cẩm hồng là loại gỗ có tính chất tương tự với gỗ cẩm Việt Nam nhưng được nhập từ Nam Phi. Gỗ màu đỏ, tương đối giống với cẩm lai nhưng giá trị kém hơn nhiều bởi vì cẩm nam phi thua cẩm Việt về tất cả mọi mặt: Độ cứng, vân gỗ, độ bền… nhưng cẩm Nam Phi có lợi thế là có gỗ đường kính lớn để làm các sản phẩm như lục bình, bàn ghế, chiếu ngựa… Giá của cẩm Nam Phi cũng rẻ hơn nhiều so với các loại gỗ cẩm Việt. Mặc dù như vậy nhưng gỗ cẩm nam phi vẫn xứng đáng đứng ở nhóm 1A, giá gỗ cũng cao hơn so với các loại gỗ hương nam phi

Như ở đầu video tôi cũng có nhắc đến 3 loại gỗ cẩm chỉ sau đây tôi sẽ chia sẻ cho mọi người về 3 loại này

  1. Gỗ cẩm mắt quỷ: Gỗ cẩm mắt quỷ thuộc dòng gỗ cẩm chỉ. Cẩm mắt quỷ thường được khai thác tại những cánh rừng có đất đỏ badan. Gỗ cẩm chỉ tại những vùng này thường có nhiều mắt gỗ tạo nên những đường cong huyền bí, thợ gỗ nhìn như mắt của quỷ dữ nên đặt tên cho loại gỗ này là cẩm mắt quỷ. Cẩm mắt quỷ có giá cao hơn cẩm thường tầm 20%.

go cam mat quy

  1. Gỗ cẩm lông chuột: Cẩm lông chuột là loại gỗ có vân dày tới mức tưởng như những lớp lông thú, dày, mịn. Vậy nên người ta gọi là cẩm lông chuột. Cẩm lông chuột cũng có giá cao hơn cẩm thường tầm 20%.

cam long chuot dep

  1. Gỗ cẩm phèo: Gỗ cẩm phèo là loại gỗ cẩm có giá trị cao nhất và khó tìm nhất. Cả hàng trăm cây gỗ cẩm chỉ mới may mắn có được một khúc cẩm phèo. Trên màn hình của quý vị chính là hình ảnh của vân gỗ cẩm phèo

cam pheo

+ Quý vị có nhu cầu mua sắm hoặc muốn được tư vấn vui lòng liên hệ :

+ Xưởng sản xuất Đồ Gỗ Tùng Tám

  • ☎️ SĐT: 0987510806
  • 🔄 Website: dogotungtam.com/
  • 🎦 youtube.com/dogotungtam
  • 🌏 Địa chỉ liên hệ: Khu 8 – Văn Khúc – Cẩm Khê – Phú Thọ
Chat Zalo
0987510806
1
Bạn cần hỗ trợ?